Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Hỗ trợ tài chính du học Mỹ


Xác suất xin học bổng loại này rất cao, ứng viên có thể làm tăng “sức nặng” của hồ sơ bằng những hoạt động ngoại khóa, xã hội, bởi phần lớn các trường ở Mỹ đánh giá cao yếu tố này.
Học phí và mức sinh hoạt đắt đỏ tại Mỹ đã khiến không ít sinh viên Việt Nam có ý định du học tại quốc gia này phải cân nhắc. Họ phải nỗ lực săn học bổng hoặc tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính để thực hiện ước mơ của mình.

Dồi dào học bổng Mỹ Cô Sandarshi Gunawardena, chuyên viên cao cấp quỹ học bổng Vietnam Education Foundation (VEF) cho biết, thông thường có ba loại hình cấp học bổng, tùy trường đại học áp dụng.

Hỗ trợ tài chính du học Mỹ: 3 loại hình thức cấp HỌC BỔNG

Hỗ trợ tài chính du học Mỹ: 3 loại hình thức cấp HỌC BỔNG

Loại thứ nhất là căn cứ trên kết quả học tập những năm trước, gọi là Need-based, sinh viên cần phải có học lực giỏi, điểm chuẩn hóa cao (SAT, GMAT...) cộng gia cảnh khó khăn và được sự xác nhận của nhà trường hoặc chính quyền địa phương.

Xác suất xin học bổng loại này rất cao, ứng viên có thể làm tăng “sức nặng” của hồ sơ bằng những hoạt động ngoại khóa, xã hội, bởi phần lớn các trường ở Mỹ đánh giá cao yếu tố này. Đây là hình thức dễ “săn” được học bổng giá trị cao, nhưng cũng không quá 50% mức học phí.


Loại thứ hai là mức hỗ trợ học bổng Meritbased, ngoài thành tích học tập xuất sắc còn dựa vào những năng khiếu đặc biệt về học thuật, nghệ thuật. Nhiều sinh viên quốc tế giành được học bổng nhờ khả năng đóng góp vào đội thể thao hay văn nghệ của trường.

Tuy vậy, mức học bổng này thường hỗ trợ rất thấp, thường dưới 5.000USD. Loại thứ ba là học bổng liên kết của chính phủ, dựa trên những cam kết hỗ trợ, đào tạo những ngành mới đang thiếu sinh viên, hoặc sinh viên các nước gửi đi tu nghiệp nước ngoài.


Theo cô Sandarshi Gunawardena, cần lưu ý là học bổng ngành luật hết sức khan hiếm và không khả thi, thường yêu cầu cao về điểm GMAT, ngay với học sinh bản xứ để giành được học bổng này còn là niềm mơ ước.

Các học bổng đào tạo đại học ít hơn rất nhiều so với các học bổng chương trình thạc sĩ, tiến sĩ. học bổng các ngành khoa học tự nhiên có nhiều sự lựa chọn hơn học bổng ngành khoa học xã hội.


Một trong những học bổng hiếm hoi của ngành khoa học xã hội là học bổng Fulbright, hỗ trợ các khóa đào tạo sinh viên Việt Nam từ năm 1992 đến nay hoặc chương trình VEF, học bổng học lấy bằng tiến sĩ hoặc thạc sĩ tại những trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ cho các ngành khoa học cơ bản, toán học, y tế, kỹ thuật và công nghệ...

Các ứng viên theo học chương trình về biến đổi khí hậu hay năng lượng hạt nhân sẽ được ưu tiên xét tuyển.

Học bổng VEF xét tuyển hằng năm theo một quy trình mở, minh bạch cạnh tranh qua 3 vòng nhằm tìm ra những ứng viên ưu tú, có năng lực, khả năng tiếng Anh, tiềm năng đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu của Việt Nam. Hồ sơ học bổng VEF được mở khoảng tháng 2 hằng năm.


“Bí kíp” bỏ túi “Nếu muốn được hỗ trợ tài chính, không nhất thiết phải chọn những trường dẫn đầu. Thay vào đó, chọn một trường mạnh về ngành mà mình định học, dù đó có thể là trường nhỏ”, cô Sandarshi Gunawardena tư vấn. Những trường tư thục với nguồn tài chính dồi dào thường có nguồn học bổng phong phú hơn so với các trường công.


Thường xuyên theo dõi trang web của trường mình đang hướng tới để nhận những thông tin hữu ích và không bỏ lỡ cơ hội học bổng. Khi chọn được trường, học sinh có thể liên lạc để biết chế độ cấp xét học bổng cho sinh viên quốc tế, cách thức nộp hồ sơ và những yêu cầu khác. T

Tiến sĩ Alan Clipperton, Đại học LeTourneau, cho biết, các sinh viên quốc tế phải chuẩn bị hồ sơ và bài luận từ rất sớm, trước 12 - 18 tháng để luôn trong tư thế sẵn sàng ứng cử vào học bổng mình mong muốn, không để vuột mất cơ hội đáng tiếc.


Theo tiến sĩ, việc tìm thông tin học bổng trên “google” là cách thức thiếu thông minh, vì những thông tin sẽ “nhiễu’’ và không khoanh vùng được đối tượng. Thông thường những học bổng này dành cho cả sinh viên bản xứ, lợi thế cạnh tranh của sinh viên quốc tế sẽ rất thấp.


Thay vào đó, chọn một số trang web và các tài liệu cho sinh viên quốc tế như: “Applying to college and university inUS”, “If youwant to study in theUS”, “International student handbook”, “Presenting yourself successfully to colleges”... là nguồn tham khảo hữu ích.


Ngoài học bổng, các trường quốc tế quan tâm và có chế độ hỗ trợ sinh viên quốc tế để giảm bớt những gánh nặng tài chính. Công việc làm thêm ở trường như trợ giảng, phụ giúp các giáo sư, làm bán thời gian ở thư viện...


Một tuần các sinh viên có thể làm thêm 20 giờ, vào các tuần nghỉ lễ thì thời gian có thể gấp đôi. Một lưu ý là công việc các bạn chỉ được làm ở trường, không được làm thêm bên ngoài vì ở Mỹ, điều này bị cấm.

“Hỗ trợ tài chính của trường khá ý nghĩa, giúp sinh viên tự trang trải thêm chi phí sinh hoạt vừa giúp các bạn tích lũy thêm kinh nghiệm hữu ích”, Phương Dung, du học sinh đang học Trường Babson, chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét