Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Nhường đất cho thủy điện, học sinh phải học trong trường ọp ẹp


Di dời khỏi lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 từ năm học 2009 - 2010 nhưng đến nay hơn 50 em học sinh ở hai điểm trường vẫn chưa được xây mới, học sinh phải học trong ngồi trường ọp ẹp mấy năm nay.

Đó là hai điểm trường mẫu giáo Hoa Phượng và tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (tại thôn 3B, xã Trà Đốc, Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) nằm sát nhau bên bờ hồ thủy điện Sông Tranh 2.
 
Cô Nguyễn Thị Hường, giáo viên trường mẫu giáo Hoa Phượng cho biết: Trường này trước kia ở dưới lòng hồ. Từ năm học 2009-2010, sau khi có hồ tích nước thì trường được dời lên đây từ đó đến giờ.
 
Học sinh mẫu giáo trong căn phòng học bằng gỗ trống.
Học sinh mẫu giáo trong căn phòng học bằng gỗ trống.
 
Hai lớp ghép 1 và 2 được học trong căn phòng chưa đến 10m2.
Hai lớp ghép 1 và 2 được học trong căn phòng chưa đến 10m2.
Theo cô Hường, tại điểm trường này có 2 lớp nhỡ và lá với 25 em, đa số là con em của đồng bào dân tộc và những người di cư từ nơi khác đến.
Còn cô Nguyễn Thị Lan, giáo viên chủ nhiệm lớp ghép 1 và 2 Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, tại điểm trường này có hai lớp ghép 1-2 và 3-4 học chung với nhau với tổng số 28 em.
 
Do mái tôn bị mục nát nên các cô giáo phải dùng bạt che mưa nắng.
Do mái tôn bị mục nát nên các cô giáo phải dùng bạt che mưa nắng.
Ngôi trường trông rất xập xệ nằm chênh vênh bên lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 nên ai đi qua nếu không chú ý thì không nghĩ đó là trường đang dạy cho trên 50 em.
Các giáo viên cho biết, vì nơi đây xa trung tâm xã và các cụm dân cư khác nên các em đi học rất xa, do đó khi có lòng hồ thủy điện tích nước, Phòng Giáo dục huyện chủ trương vẫn mở lớp để dạy các em.
Trong hai ngôi nhà gỗ rách nát với mỗi căn nhà được ngăn hai với diện tích mỗi lớp học chỉ hơn 10 mét vuông trong khung cảnh chật chội và nóng bức, bên phòng học này nghe rõ tiếng học trò đọc bài bên kia.
 
Không ai nghĩ đây là phòng học.
Không ai nghĩ đây là phòng học.
Vì ngôi trường được làm bằng gỗ lâu ngày không được sữa chữa nên bên ngoài và trong nhìn thấy nhau, mái tôn lâu ngày đã mục nát. Sợ mưa dột và nắng rọi nên các cô phải mua tấm bạt che đỡ lên trên.
Các cô giáo ở đây cho biết, cơ quan chức năng đã hứa xây dựng lại điểm trường này từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
 
Hai trường mẫu giáo Hoa Phượng và tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nằm cạnh nhau bên lòng hồ.
Hai trường mẫu giáo Hoa Phượng và tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nằm cạnh nhau bên lòng hồ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, lãnh đạo huyện đã xác định được mặt bằng và đang hoàn tất hồ sơ để thi công trong năm nay với vốn đầu tư khoảng 400 triệu đồng từ Ban quản lý dự án thủy điện 3 và của huyện.
Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt câu hỏi liệu đã đến mùa mưa bão thì có thể xây dựng được không thì ông Tuấn cho biết, bằng mọi cách phải xây xong trường trong năm nay.

Lập trình ứng dụng trên thiết bị di động: Nghề cao giá


Thiết bị di động càng lúc càng chứng tỏ được sự phổ biến của mình khi gần như trở thành vật bất ly thân của những người trẻ năng động. Vì thế, phát triển ứng dụng cho di động cũng được đánh giá là mục tiêu không thể bỏ qua của các doanh nghiệp công nghệ hiện nay.

Không thể phủ nhận rằng, từ khi những chiếc điện thoại “táo cắn dở” ra đời đã khơi mào cho một cuộc “soán ngôi” đầy ngoạn mục của các sản phẩm di động, chiếm lĩnh thị trường công nghệ.  
Sức mạnh từ những sản phẩm cầm tay
Nếu như vài năm trước, một anh chàng mang theo ba lô to tướng trên vai hoặc xách cặp táp bước vào trường học hay quán cà phê rồi từ tốn lấy ra chiếc laptop bóng cáu chắc chắn thu hút mọi ánh nhìn xung quanh thì việc đó nay đã rất… thường. Giờ đây, một anh chàng ung dung bước đi nhẹ hẫng chỉ với một chiếc di động thông minh mang cả thế giới trong tầm tay mới là “đẳng cấp”. Với nhịp sống sôi động đến mức hối hả và CNTT không ngừng phát triển, những sản phẩm “hi-tech” nhỏ gọn, dễ di chuyển nhưng tích hợp nhiều ứng dụng tùy biến đang dần thay thế máy tính bàn và laptop. Cuộc chạy đua của các hãng công nghệ lớn trong việc sáng tạo ra những siêu phẩm di động những năm gần đây chính là minh chứng thuyết phục cho sự lên ngôi này. Chắc hẳn sẽ không có gì ngạc nhiên khi Lập trình ứng dụng cho thiết bị di động đang trở thành một nghề sáng giá.
Cơn khát ứng viên “đạt chuẩn”
Với những dấu hiện dự báo sự “hút hàng” của lĩnh vực lập trình di động, số lượng sinh viên theo học ngành này không hề ít nhưng để tìm được ứng viên “đạt chuẩn” vẫn là điều khiến các doanh nghiệp đau đầu. Ông Lê Nguyễn Bá Khang - giám đốc Marketing Công ty Micro Game, đơn vị phát triển game và mạng xã hội Ola cho di động đang được các bạn trẻ dùng rộng rãi, chia sẻ: “Quan điểm của chúng tôi là chỉ tuyển dụng dựa trên năng lực ứng viên chứ không quan tâm về bằng cấp và bậc học (đại học, cao đẳng hay trung cấp). Dù vậy, trong năm vừa qua, công ty chỉ chọn được 6 trên 70 người ứng tuyển. Với khối lượng dự án đang có, năm tới chúng tôi cần bổ sung thêm 30 - 50 lập trình viên nữa. Đây thực sự là vấn đề nan giải.”
Theo nhận định của ông Phí Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội tin học TP.HCM: “Các doanh nghiệp hiện nay không xem kiến thức chuyên môn là tiêu chí quyết định việc ứng viên mới tốt nghiệp có được tuyển dụng hay không, mà đó là kỹ năng bổ trợ và thái độ làm việc. Ngược lại, phần lớn các đơn vị đào tạo và sinh viên lại chỉ tập trung bồi dưỡng chuyên môn trên sách vở, đến khi tiếp nhận công việc thực tế, các bạn đều tỏ ra bỡ ngỡ, không biết cách xử lý. Như vậy, đã có sự mâu thuẫn trong cách nhìn giữa nhà tuyển dụng với ứng viên, hơn cả là với chính các đơn vị đào tạo.”
Thầy Nguyễn Hoàng Anh - Hiệu trưởng iSpace (
Thầy Nguyễn Hoàng Anh - Hiệu trưởng iSpace (phải) ký kết đơn đặt hàng đào tạo nhân sự lập trình di động với đại diện Công ty CP Micro Game.
Cách tốt nhất để giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn trên là doanh nghiệp phải trực tiếp tham gia huấn luyện chuyên môn và kỹ năng nghề để cùng với nhà trường kiểm soát chất lượng đầu ra. Tiên phong áp dụng hình thức kết hợp ưu việt này vào đào tạo chính quy nghề Lập trình trên thiết bị di động có thể kể đến trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace. Cụ thể, nhà trường đã mời chuyên gia từ các doanh nghiệp chuyên về lập trình, trong đó có công ty Micro Game sang tham gia vào giảng dạy. Doanh nghiệp sẽ cung cấp những dự án phần mềm của công ty để sinh viên thực tập và trực tiếp sát hạch năng lực làm việc của các bạn qua từng giai đoạn. Ngoài ra, mỗi sinh viên sẽ có 500 giờ trải nghiệm công việc thực tế dưới sự hướng dẫn của chính doanh nghiệp để rèn nghề và dần hình thành văn hóa làm việc trong môi trường doanh nghiệp. Ứng viên đạt yêu cầu sẽ được ký hợp đồng lao động và trả lương ngay trong quá trình học. Nhằm phục vụ mục tiêu năm 2013, công ty Micro Game đã đặt hàng iSpace đào tạo 30 - 50 học viên chuyên về Lập trình di động. Sinh viên tốt nghiệp được cam kết tuyển dụng với mức lương khởi điểm 60 - 80 triệu đồng/năm.
Thiết nghĩ, đây là phương án vẹn cả đôi đường và mang đến lợi ích lâu dài cho sinh viên theo học. Không những yên tâm về những kiến thức, kỹ năng được đào tạo sẽ hoàn toàn tương thích với yêu cầu doanh nghiệp mà sinh viên cũng không phải thấp thỏm về cơ hội việc làm trong bối cảnh đây đang là nỗi lo canh cánh của hầu hết sinh viên ra trường.

20 tuổi tự tin vào đời


Tuổi hai mươi, như người ta vẫn nói, đó là lứa tuổi của nhiệt huyết tuổi trẻ, của những khát khao khẳng định bản thân và chinh phục những đỉnh cao trong cuộc sống. Với không ít sinh viên Việt Nam, đó lại là giai đoạn họ đang miệt mài theo học những môn đại cương khó nhằn.

Trong lúc bạn bè cùng trang lứa đang bận rộn với phấn bảng, tiểu luận, sách vở... thì nhiều bạn trẻ đã tự tin bước vào đời ở lứa tuổi đôi mươi. 
Lập nghiệp tuổi 20
Chỉ mới ba năm trước, niềm đam mê công nghệ thông tin (CNTT) đã khiến Trần Văn Ánh, học sinh Trường THPT Nguyễn Đức Mậu (Nghệ An) quyết định không thi đại học như bạn bè cùng trang lứa, mà nộp hồ sơ theo học tại Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech. Đó thực sự là quyết định quan trọng đầu tiên trong cuộc đời cậu trò nhỏ đất Nghệ - quyết định đã đem đến cho cậu những cơ hội mới và tạo tiền đề cho Ánh tự tin bước vào đời.
20 tuổi tự tin vào đời
Trần Văn Ánh được vinh danh Trạng nguyên Best Coder 2011 - cuộc thi về lập trình do FPT-Aptech tổ chức.
Theo học tại FPT-Aptech, Ánh tiết kiệm được gần 2 năm so với bạn bè là sinh viên các trường đại học. Khi bạn bè đang mải miết với giảng đường, phấn trắng, bảng đen, tiểu luận, những môn học đại cương... thì Ánh cũng miệt mài với máy tính, lập trình, đồ án...
Đến khi bạn bè cùng trang lứa mải lo cho những năm cuối đại học thì Ánh đã đi làm được hơn 8 tháng. Cậu vừa cười vừa nói “em còn suýt bị từ chối khi đi xin việc vì ít tuổi quá đấy chị ạ”. Hiện tại, Ánh đang làm việc tại mạng xã hội tamtay.vn với mức lương khá cao. Công việc chủ yếu của Ánh là lập trình game trên hệ điều hành Android.
Ánh tâm sự “20 tuổi và bước vào đời, em không cho rằng mình còn quá non nớt. Những kiến thức chuyên môn học trong trường cũng như những kỹ năng được đào tạo giúp em vững tâm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp cùng các anh chị lớn tuổi hơn mình. Tuổi 20 của em, giống như một món quà của tự nhiên, đó là lứa tuổi để một người trẻ sống hết mình, làm việc hết mình cho những mục tiêu trong cuộc sống”.
Thành công là không chờ đợi
Khác với Ánh, Trương Ngọc Đại, khi mới là học sinh lớp 1 Trường tiểu học Bạch Mai, Hà Nội đã may mắn có cơ hội tiếp xúc với máy tính. Những năm tháng tiểu học của Đại gắn liền với các ngôn ngữ lập trình cơ bản như: Pascal, VB 6, Microsoft Access... Cuối lớp 5, Đại đã tự mình xây dựng trang web “Thế giới động vật” trên nền ASP, Microsoft SQL Server. Năm đó, Đại giành giải nhất Tin học trẻ Quốc gia và nhận được nhiều lời khen ngợi cũng như sự ngạc nhiên từ Ban giám khảo.
Trương Ngọc Đại hy vọng mình sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới trong lĩnh vực CNTT phục vụ cộng đồng.
Trương Ngọc Đại hy vọng mình sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới trong lĩnh vực CNTT phục vụ cộng đồng.
Tình cờ trong một chương trình phỏng vấn trên truyền hình, Đại bày tỏ nguyện vọng được học tập ở FPT-Aptech. Thầy Nguyễn Khắc Thành, Phó Hiệu trưởng Đại học FPT, khi đó là Giám đốc Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech đã theo dõi được chương trình ấy và quyết định trao cho Đại một suất học bổng toàn phần Chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech trong 2 năm.
Trong thời gian đó, Đại còn tự nghiên cứu sâu về công nghệ Java và khá thành thục. Cuối năm lớp 7, Đại thực hiện bộ sản phẩm “Safe Traffic E3S” (An toàn khi tham gia giao thông) và đạt nhiều thành công vang dội trong các cuộc thi như “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc”, “Nhân tài đất Việt”, “Trí tuệ Việt Nam”, “Triển lãm sáng tạo trẻ quốc tế”…
Một năm sau đó, Đại được mời về làm về làm cộng tác viên tại Trung tâm Tin học tính cước Viettel Telecom (nay là Trung tâm phát triển phần mềm - Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel). Giữa những nhân viên đã tốt nghiệp Đại học, có bằng Cử nhân, Thạc sĩ… bỗng xuất hiện một cậu bé tưởng chừng như “vắt mũi chưa sạch” lại là đồng nghiệp làm việc cùng. Không ít người nhìn Đại với ánh mắt ngờ vực, thậm chí là coi thường. Nhưng Đại không quan tâm nhiều đến điều đó mà tập trung từng bước chinh phục những thử thách trong công việc. Chỉ sau một năm làm việc, Đại đã chiếm được lòng tin của mọi người, kể cả Ban giám đốc.
Tốt nghiệp FPT-Aptech với tấm bằng loại Giỏi, Đại quyết định vừa đi làm vừa theo học CNTT tiếp để lấy thêm tấm bằng đại học của vương quốc Anh và từng bước chinh phục những đỉnh cao mới.
Mười tám, hai mươi chính là lứa tuổi đẹp nhất của con người. Ở đó có lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, có những khát khao khẳng định bản thân, có những ước mơ làm đẹp hơn cho đời... Trần Văn Ánh và Trương Ngọc Đại chỉ là 2 bạn trẻ trong rất nhiều những người trẻ Việt. Họ đã chọn cho mình một con đường riêng và sẵn sàng bước vào công cuộc xây dựng cuộc đời thêm tươi đẹp bằng những khát khao tuổi 20!

Đại học Vietinbank

Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank Phạm Huy Hùng cho biết, mục tiêu của VietinBank đến năm 2015, sẽ xây dựng trường trở thành một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngân hàng.

Đại học Vietinbank

VietinBank dự kiến phát triển Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực thành Đại học VietinBank trong giai đoạn 2006 - 2020.

Ngày 25/9 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã khánh thành Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.

Đại học Vietinbank, điểm thi Đại học Vietinbank, điểm chuẩn Đại học Vietinbank, tỉ lệ chọi Đại học Vietinbank, chỉ tiêu Đại học Vietinbank, chi tieu DH Vietinbank, diem thi DH Vietinbank, diem chuan DH Vietinbank, ti le choi DH Vietinbank

Đại học Vietinbank dự định sẽ tuyển sinh và đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng.

Trước đó, ngày 30/5/2009, VietinBank tổ chức lễ khởi công xây dựng trường tại Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Trường đã chính thức đi vào sử dụng từ tháng 8/2012. Trường có diện tích trên 10 ha gồm: Khu làm việc cho cán bộ giáo viên; Khu giảng đường; Trung tâm tài chính – ngân hàng...

Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank Phạm Huy Hùng cho biết, mục tiêu của VietinBank đến năm 2015, sẽ xây dựng trường trở thành một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngân hàng.

Giai đoạn 2016 - 2020, phát triển thành Đại học VietinBank (University of VietinBank) với các ngành tài chính - ngân hàng và kế toán kiểm toán; liên kết, hợp tác có hiệu quả  với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và quốc tế.

Thế hệ trẻ Việt Nam có đang sử dụng tốt tiếng anh?

Để xóa mù tiếng Anh đúng nghĩa và chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cao đủ tự tin trong giao tiếp tiếng Anh, có thể lao động, làm việc trong môi trường hội nhập, rất cần sự đột phá hơn nữa trong dạy và học từ trường phổ thông đến hệ thống dạy nghề, cao đẳng, đại học...

Bao giờ thanh niên Việt Nam tự tin nói tiếng Anh?

Ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa tiến hành giao ban và đưa ra những đánh giá, rút kinh nghiệm bước đầu. Cụ thể, sau 5 năm (2008 - 2012) triển khai đề án này, ban chỉ đạo đã có nhiều hoạt động quan trọng như biên soạn, triển khai chương trình, sách giáo khoa mới tương thích với khung chuẩn châu Âu áp dụng cho đối tượng người lớn; xây dựng và ban hành khung chương trình tiếng Anh ở 3 cấp tiểu học, THCS, THPT thống nhất tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng…

Thế hệ trẻ Việt Nam có đang sử dụng tốt tiếng anh, Học tiếng anh, sai gon giai phong, dich tieng anh, tieng anh giao tiep, ngu phap tieng anh, phan mem hoc tieng anh, luyen nghe tieng anh, hoc tieng anh giao tiep, tieng anh lop 1, tiếng anh giao tiếp, tiếng anh 123, thành ngữ tiếng anh, dịch tiếng anh, các thì trong tiếng anh, tên tiếng anh hay, ngữ pháp tiếng anh, tên tiếng anh của bạn

Đặc biệt, chương trình đã tạo điều kiện cho hàng ngàn giáo viên dạy tiếng Anh của 3 cấp học đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng dạy tiếng Anh và hướng tới chuẩn châu Âu.

Theo đánh giá của ban chỉ đạo, khác với các đề án, dự án khác, đề án ngoại ngữ quốc gia áp dụng chuẩn đánh giá kết quả đầu ra cho giáo viên, học sinh, sinh viên theo khung chuẩn năng lực ngoại ngữ châu Âu. Không những thế, việc triển khai đề án này cũng chấm dứt tình trạng thi, kiểm tra đánh giá trình độ ngoại ngữ mỗi nơi một kiểu như trước đây.

Có thể nói những kết quả ban đầu này đã đặt nền tảng cho việc triển khai những hoạt động tiếp theo của đề án. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, mục tiêu đề án hướng đến năm 2015 phải tạo được bước tiến rõ rệt về trình độ năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên và phấn đấu đến năm 2020, đa số thanh niên VN tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân VN.

Có thể nói tâm huyết của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thể hiện mong muốn sâu xa là thế hệ trẻ phải chuẩn bị hành trang kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể trở thành công dân toàn cầu, có thể làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế đa văn hóa, đa ngoại ngữ. Thế nhưng, cố gắng, dù đã nêu quyết tâm từ nhiều năm qua nhưng nhìn lại tỷ lệ sinh viên - nguồn nhân lực chất lượng cao sau khi tốt nghiệp có được bao nhiêu phần trăm đủ năng lực ngoại ngữ và tự tin sử dụng, giao tiếp? Khảo sát thực tế và theo đánh giá của một số giảng viên dạy tiếng Anh ở các trường cao đẳng, đại học thì chỉ khoảng 30% - 40% sinh viên sau tốt nghiệp đạt chuẩn châu Âu - có bằng TOIEC 400 - 450 điểm.

Thế nhưng, ngay cả khi có bằng chuẩn về trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh thì cũng chỉ chiếm khoảng 40% - 50% đủ khả năng, sự tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Số còn lại dù đã theo học tiếng Anh từ phổ thông lên đến hết hệ cao đẳng, đại học cũng chỉ đọc hiểu trên sách, tài liệu chứ không thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh. Vì thiếu “chìa khóa” tiếng Anh nên việc sinh viên tự học, tự tìm kiếm tài liệu tiếng Anh qua mạng gặp nhiều khó khăn. Vì thiếu hành trang tiếng Anh, lao động Việt Nam không thể hội nhập với môi trường làm việc quốc tế và không được tuyển dụng vào những ngành nghề có thu nhập cao ở nước ngoài…

Để xóa mù tiếng Anh đúng nghĩa và chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cao đủ tự tin trong giao tiếp tiếng Anh, có thể lao động, làm việc trong môi trường hội nhập, rất cần sự đột phá hơn nữa trong dạy và học tiếng Anh từ trường phổ thông đến hệ thống dạy nghề, cao đẳng, đại học. Một khi việc đầu tư dạy và học tiếng Anh chưa đúng và chưa đủ thì ước mong một ngày nào đó thanh niên Việt Nam có thể tự tin giao tiếp bằng ngoại ngữ còn xa vời…


Mọi thông tin chi tiết và những thắc mắc cần được tư vấn xin vui lòng liên lạc:
TRUNG TÂM GIA SƯ SƯ PHẠM HÀ NỘI
 Địa chỉ: Số 14 – Tổ 42 – Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội.
 Điện thoại: 043.990.6260 – Hotline: 0936.128.126 – 0966.552.847.
 Email: vanphonggiasudhsphn@gmail.com

Apollo luôn sát cánh cùng thế hệ trẻ Việt Nam


Trung tâm Tiếng Anh Apollo sát cánh cùng thế hệ trẻ Việt Nam: Tháng 8 vừa qua Apollo đã được giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM trao tặng giấy khen cho đơn vị có thành tích trong công tác dạy và học năm 2011 và 2012.

Trung tâm Tiếng Anh Apollo sát cánh cùng thế hệ trẻ Việt Nam

Đây là niềm tự hào lớn, đồng thời cũng góp phần khẳng định đóng góp của Apollo trong việc đào tạo kỹ năng Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt Nam
Tại buổi lễ, ông Thomas Brett, giám đốc đào tạo Apollo Điện Biên Phủ chia sẻ: "Trong gần 20 năm thành lập và phát triển tại Việt Nam, Apollo luôn chú trọng vào chất lượng đào tạo để cùng học viên đạt được những thành quả tốt nhất. Giải thưởng này là một sự ghi nhận rất có ý nghĩa đối với những nỗ lực của chúng tôi thời gian qua và là động lực cho những phát triển mới trong tương lai, đặc biệt đối với Apollo TP HCM".


Từ khi thành lập đến nay, Apollo luôn sát cánh cùng thế hệ trẻ Việt Nam trong quá trình hoàn thiện vốn tiếng Anh. Nhiều em trong số đó đã đạt được những thành tích cao trong các kỳ thi, đạt học bổng du học nước ngoài, hoặc chinh phục những ước mơ trong công việc nhờ khả năng tiếng Anh của mình, như: bé Vũ Song Vũ, giải ba Vietnam’s Got Talent 2011 với khả năng hát tiếng Anh chuẩn; bé Hoàng Đình Yến Chương được mệnh danh là "Adele Việt Nam"; hay á quân Olympia Thân Ngọc Tĩnh.

Với phương pháp giảng dạy độc đáo, đề cao tính tương tác và khả năng vận dụng ngôn ngữ, Apollo đã giúp các học viên tiến bộ đồng đều các kỹ năng sau một thời gian theo học. Trong đó, vai trò lớn nhất vẫn là giáo viên nước ngoài giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, luôn tạo cảm hứng và mang đến những điều mới mẻ cho người học.

Thầy Darren Paine, một giáo viên đang đảm nhiệm vị trí quản lý hoạt động của trung tâm tiếng anh Apollo chia sẻ: "Ngôn ngữ chính là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tiếp nhận văn hóa của một đất nước. Vì thế, đội ngũ giáo viên của chúng tôi không chỉ chú trọng giảng dạy ngôn ngữ, mà còn giúp các học viên hiểu và yêu thích nó".

Bằng vốn kiến thức, kinh nghiệm và niềm đam mê, các thầy cô giáo Apollo luôn mang đến cho học viên những giờ học sôi động, bổ ích, giúp họ trau dồi và sử dụng tiếng Anh như một công cụ hữu ích trong học tập, công việc và cuộc sống.
Đội ngũ giáo viên chất lượng tại Apollo bắt nguồn từ khâu tuyển dụng khắt khe cho đến đào tạo kỹ lưỡng. Là thành viên của tổ chức Quốc tế International House với hệ thống đào tạo giáo viên tiếng Anh tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, Apollo có cơ hội tuyển chọn những giáo viên tốt hàng năm, thông qua hệ thống này.

Để được đứng trên bục giảng Apollo, giáo viên người nước ngoài phải có bằng giảng dạy tiếng Anh quốc tế (CELTA hoặc cao hơn), phải vượt qua được kỳ thi Cambridge TKT,Young Learners để chứng minh khả năng dạy trẻ em và kỳ thi Cambridge TKT, CLIL để chứng minh khả năng dạy tiếng Anh qua các môn học khác. Chính vì thế, Apollo luôn được đánh giá cao về đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn cao, chất lượng đồng đều.

Tại đây, mỗi thầy cô với kinh nghiệm giảng dạy tại nhiều nơi trên thế giới, cùng việc hiểu rõ tâm lý học viên và cách tạo ra cảm hứng cho những giờ học sôi động, đã phát huy những thế mạnh riêng để thu hút học viên và khiến họ yêu thích tiếng Anh hơn. Đó có thể là sự hài hước như thầy Ben, sự nhiệt tình thân thiện như thầy Johnathan, năng khiếu âm nhạc của cô Lizze hay sự duyên dáng, gần gũi của cô Laren… Chất lượng của Apollo không chỉ thể hiện qua những cuốn giáo trình Pearson được biên soạn riêng cho người học Việt Nam, mà còn qua sự nhạy bén, linh hoạt của các thầy cô. Mỗi giờ học tại Apollo cũng là những trải nghiệm thú vị.

Chị Thùy Mai (quận 3, TP HCM) chia sẻ: "Là một giáo viên nên tôi đặc biệt quan tâm đến phương pháp giảng dạy và chất lượng giáo viên khi chọn trung tâm ngoại ngữ cho con mình. Con trai tôi đang học lớp Anh ngữ thiếu niên của Apollo và bé đã thể hiện những tiến bộ rõ rệt về kỹ năng Anh ngữ lẫn sự tự tin, năng động. Sắp tới, tôi rất yên tâm khi gửi bé sang Singapore học trung học".


Sự ghi nhận của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chính là động lực lớn nhất cho sự phát triển không ngừng của Apollo, góp phần vào sự phát triển chung của nền giáo dục Việt Nam, tạo ra những thế hệ trẻ năng động, tự tin hội nhập cùng thế giới.

Apollo đang triển khai chương trình:
  • "Lớp học mẫu tiếng anh miễn phí, cơ hội giao lưu văn hóa cùng giáo viên bản ngữ Apollo" cho tất cả học viên, giúp học viên được trải nghiệm 2 giờ học thử tại trung tâm để có quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ chất lượng tốt cho mình.
  • Save & Learn – Tiết kiệm nhiều, học thật hay: là chương trình hỗ trợ tài chính cho các học viên. Theo đó học viên được tham gia học 8 khóa học tại Apollo với mức chi phí chỉ tương đương của 3 khóa.
  • Bệ phóng thành công: áp dụng từ nay đến hết tháng 10/2012 cho sinh viên trên cả nước với mức giảm 500.000 đồng mỗi khóa học.- Nấc thang thành công: dành cho khối nhân viên văn phòng với mức giảm 600.000 đồng mỗi khóa học.
  • Thi thử TOEIC miễn phí được tổ chức hằng tháng.
Các bạn học viên ở mọi lứa tuổi đều có thể đăng kí các lớp học mẫu của Apollo mà không phải mất một khoản phí nào. Để biết lịch học của các lớp học này, mời các bạn truy cập vào địa chỉ: http://apollo.edu.vn hoặc gọi điện trực tiếp đến các cơ sở của Apollo gần nhất để được tư vấn cụ thể.

Trung tâm tiếng Anh Apollo: Khởi đầu với giáo viên bản ngữ

Trung tâm tiếng Anh Apollo: Với gần 20 năm đồng hành cùng sự phát triển kĩ năng Anh ngữ của thế hệ trẻ Việt Nam, hơn ai hết, Apollo hiểu rõ học viên chỉ có thể giỏi tiếng Anh khi được học với giáo viên bản ngữ...

Giáo viên bản ngữ - những đại sứ ngôn ngữ và văn hóa

Học tập và rèn luyện cùng giáo viên bản ngữ luôn mang lại hứng thú và hiệu quả cao với bất kì người học tiếng Anh nào. Không chỉ giúp bạn hoàn thiện và nhuần nhuyễn bốn kĩ năng nghe – nói – đọc – viết, giáo viên bản ngữ còn được xem là cầu nối văn hóa, giúp bạn hình dung rõ hơn về đất nước, con người, phong cách sống của đất nước ấy, từ đó mà tiếp thu ngôn ngữ sâu sắc hơn.

Khởi đầu vững chắc cùng giáo viên bản ngữ

Để học ngoại ngữ, nhiều người không ngần ngại “khăn gói” đến vùng đất bản địa để được thực hành cùng những người sử dụng ngôn ngữ ấy làm tiếng mẹ đẻ. Ngày nay, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu, các trung tâm ngoại ngữ có mặt ở khắp mọi nơi, cùng với đó là sự hiện diện của các thầy cô giáo bản ngữ, mang đến cho người học những kĩ năng Anh ngữ toàn diện nhất. Một khi có thể trò chuyện trôi chảy với giáo viên bản ngữ, bạn sẽ không còn bỡ ngỡ khi bước vào môi trường môi trường quốc tế, hay thậm chí là sống và làm việc tại đất nước xa lạ.
Với gần 20 năm đồng hành cùng sự phát triển kĩ năng Anh ngữ của thế hệ trẻ Việt Nam, hơn ai hết, Apollo hiểu rõ học viên chỉ có thể giỏi tiếng Anh khi được học với giáo viên bản ngữ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đầy nhiệt huyết, sáng tạo trong công việc..

Trung tâm tiếng Anh Apollo: Khởi đầu với giáo viên bản ngữ

Trung tâm tiếng Anh Apollo: Khởi đầu với giáo viên bản ngữ

“Giáo viên toàn cầu” – chìa khóa thành công

Thầy Darren Paine một người rất quen thuộc với các học viên Apollo, Giám đốc điều hành Apollo, đã từng tốt nghiệp ĐH Manchester và ĐH Sheffield, sau đó dạy tiếng Anh tại Nga và Kazakhstan. Là người Anh nhưng thầy vẫn không ngừng trau đồi phương pháp giảng dạy tiếng Anh thông qua các khóa học và hội thảo lớn toàn cầu. Bởi thế, những kiến thức thầy Darren mang đến cho học viên là sự đúc kết và chắt lọc của rất nhiều am hiểu và kinh nghiệm chuyên môn. Đồng thời, thầy luôn là người rất chú trọng đến sự liền mạch giữa ngôn ngữ và văn hóa trong cách giảng dạy nên giữ vai trò “đại sứ ngôn ngữ và văn hóa” một cách thuyết phục đối với học viên.

Cũng như thầy Darren, tất cả giáo viên Apollo với tiêu chuẩn “bản ngữ” thôi chưa đủ, mà còn phải có trình độ chuyên môn giảng dạy. Các thầy cô đều có bằng CELTA vốn được xem là thước đo chuẩn mực của các giáo viên dạy tiếng Anh toàn cầu. Một số thầy cô đã từng dạy ở rất nhiều nơi trên thế giới trước khi gia nhập Apollo. Chẳng hạn như “thầy giáo vui tính” Jonathan  Jones, đã từng tốt nghiệp ĐH ngành Nhân văn, làm việc tại văn phòng Cục quản lý xuất nhập cảnh Anh và dạy tiếng Anh tại nhiều nước Châu Âu, Á trước khi trở thành giáo viên được yêu mến tại Apollo. Nếu như các bạn trẻ ngày nay thường tự hào là “công dân toàn cầu” thì thầy Jones chính là  “giáo viên toàn cầu” với những kho kiến thức và trải nghiệm thú vị.

Một người khác là thầy Jonathan Doig sau khi tốt nghiệp ĐH Lancaster cũng từng có hơn 10 năm kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho nhiều độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau, từ các em nhỏ ngoại ô Paris đến CEO của những tập đoàn lớn. Đối với thầy, ngoại ngữ là một môn học đặc biệt, mà ở đó, sự khô khan, cứng nhắc đồng nghĩa với sự kém hiệu quả. Vì vậy, Thầy Doig cũng như các giáo viên khác của Apollo luôn quan tâm tới việc tạo ra những giờ học sinh động, mang tính tương tác giúp phát triển kỹ năng, những buổi khám phá về văn hóa, đất nước, con người… giúp các bạn hiểu sâu sắc hơn về tiếng Anh và có những trang bị hữu ích để du học, làm việc.

Bạn Hoàng Minh, một học viên Apollo “bật mí”: “Mình đang phân vân lựa chọn du học giữa Anh và Úc nên thường xuyên hỏi các thầy cô những câu hỏi “ngoài lề” về văn hóa, lối sống của hai nước này và “tất tần tật” các câu hỏi của mình đều được các thầy cô giải thích tận tình”. Còn Ngọc Anh, hiện đang theo học tại Apollo Lê Văn Hưu thì chia sẻ: “Mình rất thích những giờ học của thầy thầy Hamish Wilso, được biết thầy  từng học lịch sử và chính trị nhưng lại cực kỳ “duyên” và cởi mở trong cách truyền đạt. Đối với mình, những giờ học của  thầy là những cuộc phiêu lưu, khám phá đầy bổ ích về ngôn ngữ và văn hóa”.
Tại Apollo, mỗi thầy cô giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức, xây dựng sự tự tin mà còn là đại sứ văn hóa – ngôn ngữ giúp học viên tiếp cận với đất nước, con người của vùng đất bản địa ngay cả khi bạn chưa từng đặt chân đến đó.
Box: Gặp gỡ giáo viên Apollo & đăng ký học thử miễn phí với giáo viên 100% người nước ngoài tại Apollo.edu.vn/giaovien

Mọi thông tin chi tiết và những thắc mắc cần được tư vấn xin vui lòng liên lạc:
 Địa chỉ: Số 14 – Tổ 42 – Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội.
 Điện thoại: 043.990.6260 – Hotline: 0936.128.126 – 0966.552.847.
 Email: vanphonggiasudhsphn@gmail.com

Học bổng 14 tỷ đồng từ trường đại học RMIT Việt Nam

Việc xét trao học bổng được thực hiện dựa trên thành tích học tập, khả năng lãnh đạo và các hoạt động ngoại khóa gắn kết cộng đồng. Các ứng viên được yêu cầu nộp một bản giới thiệu bản thân nêu rõ tại sao các em xứng đáng nhận học bổng

 RMIT Việt Nam vừa công bố danh sách sinh viên nhận học bổng chương trình Cử nhân cho học kỳ 3 năm học 2012.
Theo đó, 31 học bổng với tổng trị giá hơn 14 tỉ đồng đã được trao cho học sinh phổ thông đến từ Hà Nội, Quảng Bình, Phú Yên, Hồ Chí Minh, Singapore, và sinh viên đang học tại RMIT Việt Nam.

Việc xét trao học bổng được thực hiện dựa trên thành tích học tập, khả năng lãnh đạo và các hoạt động ngoại khóa gắn kết cộng đồng. Các ứng viên được yêu cầu nộp một bản giới thiệu bản thân nêu rõ tại sao các em xứng đáng nhận học bổng. Hội đồng tuyển chọn đã làm việc nghiêm túc để chọn ra những thí sinh xứng đáng nhất.

Học bổng 14 tỷ đồng từ đại học RMIT

Học bổng 14 tỷ đồng từ đại học RMIT

Năm nay, RMIT Việt Nam cũng trao hai học bổng đặc biệt dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh khuyết tật nhằm mang đến cho các em cơ hội thụ hưởng nền giáo dục đại học chất lượng quốc tế.

Sinh viên nhận học bổng sẽ học các ngành Thương Mại, Hệ thống thông tin Kinh doanh, Thiết kế, Kinh tế & Tài chính, Công nghệ Thông tin và Truyền thông chuyên nghiệp tại hai cơ sở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là năm thứ 12 RMIT thực hiện chương trình học bổng. Tính đến thời điểm này, 600 học bổng đã được trao với giá trị hơn 90 tỷ đồng nhằm nuôi dưỡng các tài năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Học bổng của RMIT Việt Nam chi trả toàn bộ học phí cho một chương trình đại học và khóa học tiếng Anh (từ trình độ IELTS 5,5 trở lên). Học bổng không bao gồm tiền ăn ở, đi lại hoặc các chi phí cá nhân khác.

Lễ trao học bổng sẽ diễn ra tại trường của các học sinh nhận học bổng trong tháng 11 và 12/2012.

Mọi thông tin chi tiết và những thắc mắc cần được tư vấn xin vui lòng liên lạc:
 Địa chỉ: Số 14 – Tổ 42 – Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội.
 Điện thoại: 043.990.6260 – Hotline: 0936.128.126 – 0966.552.847.
 Email: vanphonggiasudhsphn@gmail.com
 Website: http://giasudhsphn.com

Đại học công lập California State

Đại học công lập California State (CSULB) được thành lập năm 1949, tọa lạc tại thành phố biển Long Beach, quận Los Angeles, bang California và cách quận Cam 30 phút đi xe.

Đại học công lập California State, Mỹ

Hội thảo giới thiệu chương trình đào tạo và tuyển sinh của trường diễn ra lúc 17h ngày 28/9 tại 25 Trần Thiện Chánh, phường 12, quận 10, TP HCM. Cô Emiko Kawashima, Giám giám đốc tuyển sinh quốc tế của trường sẽ tới dự.
Đại học công lập California State (CSULB) được thành lập năm 1949, tọa lạc tại thành phố biển Long Beach, quận Los Angeles, bang California và cách quận Cam 30 phút đi xe.
Trường đại học California State

Trường đại học California State

CSULB nằm trong nhóm trường đại học quốc gia hạng 1 (Tier 1) và là thành viên của hệ thống trường đại học công lập bang California (California State University System). Trường được tạp chí US News & World Report xếp hạng 4 các Trường công lập hàng đầu bở Tây nước Mỹ (Top public universities in the West) và top 5 trường đại học công lập có chương trình thạc sĩ tốt nhất bờ Tây nước Mỹ liên tục từ năm 2005.

Hằng năm, CSULB luôn giữ vững danh hiệu các trường giá trị nhất nước Mỹ (America’s Best Value Colleges) do tạp chí danh tiếng Princeton Review bình chọn.


CSULB là trường lớn thứ 2 trong toàn hệ thống trường công lập bang California, có số lượng sinh viên nhập học hằng năm lớn thứ 3 tại California với hơn 33.000 sinh viên đang theo học. Trường cung cấp chương trình học đa dạng với gần 100 chương trình cử nhân, 60 chương trình thạc sĩ và 3 chương trình đào tạo tiến sĩ ở các khối ngành như: kinh doanh, khoa học kỹ thuật; khoa học xã hội và nhân văn; ngôn ngữ…

Chương trình kỹ sư (Engineering program) của trường nằm trong top 50 trường đào tạo kỹ sư hàng đầu của Mỹ. Bên cạnh đó, CSULB được tổ chức National Science Foundation của Mỹ công nhận là một trong những trường đại học công lập có chương trình thạc sĩ tốt cho những ai muốn học lên tiến sĩ về khoa học
Công ty du học Worldwide Education sẽ được hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện các thủ tục hành chính trong quá trình xin học, xin visa, chuyển trường, phí 100% thuật hồ sơ. Ngoài ra, công ty sẽ hỗ trợ tặng lệ phí visa Mỹ cho những học sinh ghi danh vào kỳ nhập học tháng 1/2013 từ nay cho đến hết ngày 30/10/2012.

Chỉ 5% học sinh tại Anh được học tại các trường danh tiếng

Chỉ 5% học sinh tại Anh được học tại các trường danh tiếng: Số lượng du học sinh theo học tại Anh quốc đã tăng chóng mặt trong thập kỉ qua. Kể từ năm 2007, số du học sinh đã rằng từ 104.000 tới 180.000, tăng tới 73%.

Đại đa số những du học sinh tại Vương quốc Anh đều phải theo học tại các trường không mấy danh tiếng. Chỉ 5% số sinh viên du học sang Anh được theo học tại các trường top đầu. Cứ 8 sinh viên mới có 1 bạn tham gia vào nhóm 24 trường ĐH Russell.


Ngài MigrationWatch, người thực hiện khảo sát này cho biết con số thống kê đã cho thấy sự thật về những sinh viên được coi là “xuất sắc nhất” tại các nước bản địa.

Chỉ 5% học sinh tại Anh được học tại các trường danh tiếng

Chỉ 5% học sinh tại Anh được học tại các trường danh tiếng

Ngài Andrew Green, chủ tịch Hội MigrationWatch cho biết: “Báo cáo này cho thấy thực trạng tại các trường ĐH khi mà những sinh viên ngoại quốc được tuyển sinh tại Anh chỉ là bàn đỡ tài chính cho các trường ít tiếng tăm.”

Nghiên cứu của Hội MigrationWatch được thực hiện dựa trên các số liệu chính thức, gồm khoảng 34300 sinh viên ngoài khối EU tham gia học tập tại các trường ĐH hàng đầu, chiếm 5% trong tổng số du học sinh. 34000 sinh viên khác, chiếm 12,5% theo học tại nhóm các trường ĐH Russel.

Nghiên cứu đã thu hút rất nhiều bình luận bởi các chuyên gia giáo dục. Họ cho rằng du học sinh là những “chú lợn tiết kiệm và sản xuất tiền” cho các trường ĐH ít nổi.

Tuần trước, giáo sư Susan Bassnett, cựu hiệu trưởng trường ĐH Warwick cho biết hệ đào tạo sau ĐH đang ngày càng mở rộng để lôi kéo du học sinh theo học mặc dù trình độ tiếng Anh của họ còn rất kém.

Báo cáo đã chỉ ra tại 1 trường ĐH tại Cardiff Metropolitan, có tới ¾ sinh viên là du học sinh ngoại quốc.

Giáo sư Andrew Green cho rằng du học sinh tại Anh quốc chỉ là biện pháp chống đỡ tài chính cho các trường ĐH ít nổi

Số lượng du học sinh theo học tại Anh quốc đã tăng chóng mặt trong thập kỉ qua. Kể từ năm 2007, số du học sinh đã rằng từ 104.000 tới 180.000, tăng tới 73%.

Các nhà lãnh đạo tại các trường ĐH cho biết những hạn chế trong việc tuyển sinh gần đây đang dần làm ảnh hưởng đến uy tín nền giáo dục Anh quốc.

Tháng trước, cơ quan biên phòng Anh đã thu hồi giấy phép tài trợ cho sinh viên quốc tế của ĐH Metropolitan, Luân Đôn vì đã phát hiện những trường hợp định cư và học tập phi pháp.

Học bổng toàn phần tại ĐH Bách Khoa Hong Kong


Đại diện trường sẽ giới thiệu cơ hội học tập và học bổng toàn phần (xét tuyển đợt cuối năm 2011) lúc 14h ngày 26/2 tại Worldlink Education, 61 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận1, TP HCM.
ĐH Bách Khoa Hong Kong (PolyU) được thành lập từ năm 1937. Trường tọa lạc tại vị trí chiến lược Hung Hom, trung tâm của Kowloon. PolyU có cộng đồng sinh viên lớn nhất trong số các trường ĐH công tại Hong Kong với hơn 28.000 sinh viên. Trường đã có hơn 284.000 sinh viên tốt nghiệp, rất nhiều trong số này trở thành nhà lãnh đạo của Hong Kong.
PolyU cung cấp các chương trình giảng dạy, đáp ứng được nhu cầu trực tiếp của các ngành công nghiệp, thương mại và cộng đồng của thành phố lẫn trong khu vực. Ngoài việc trang bị năng lực chuyên môn cho sinh viên, trường cũng khuyến khích phát triển tư duy độc lập, kỹ năng giao tiếp tốt và nuôi dưỡng một tầm nhìn quốc tế cho tất cả sinh viên.



Hình minh hoạ
Hiện tại trường PolyU đang xét tuyển (đợt cuối cho năm 2011) nhiều suất học bổng toàn phần và bán phần cho sinh viên quốc tế.
Liên hệ: Worldlink Education
 
61 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1 TP HCM
Điện thoại: (84.8) 39102072 - Fax: (84.8) 3.910 4146
Email: worldlink@worldlink.edu.vn; Website: http://www.worldlink.edu.vn
 
(Nguồn: Worldlink Education)

Hội thảo tuyển sinh du học Mỹ: Creighton University


Đại học Creighton University là trường xếp thứ hạng nhất tại khu vực miền trung tây nước Mỹ (theo đánh giá xếp hạng của US News). Đại diện tuyển sinh của trường ông Charles Wester sẽ trực tiếp gặp gỡ học sinh
Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội. ĐT: 043.990.6260.

Đại học Creighton University là trường xếp thứ hạng nhất tại khu vực miền trung tây nước Mỹ (theo đánh giá xếp hạng của US News). Đại diện tuyển sinh của trường ông Charles Wester sẽ trực tiếp gặp gỡ học sinh lúc 18h ngày 27/9 tại 31 C Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM.
Được thành lập năm 1878, Creighton University là trường đại học tư thục tại thành phố Omaha, bang Nebraska, Mỹ. Trường có 4.153 sinh viên đang theo học đại học. Tổng chi phí cho niên học 2012 - 2013 là 33.330 USD.

Hội thảo tuyển sinh du học Mỹ: Đại học Creighton University
Hội thảo tuyển sinh du học Mỹ: Đại học Creighton University
Đại học Lewis & Clark College là trường xếp hạng 70 trong khối trường Liberial Art của nước Mỹ (theo đánh giá của USNews). Ông Bridget Flaherty đại diện trường sẽ có buổi gặp gỡ sinh viên lúc 18h ngày 28/9 tại 12/172 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.

Trường được thành lập năm 1867, Lewis & Clark College là trường đại học tư thục tại thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ. Trường có 2.141 sinh viên đang theo học đại học. Tổng chi phí cho niên học 2012 - 2013 là 40.330 USD.

Việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo tại các trường này trong những năm qua liên tục tăng lên. Các chương trình đào tạo và phương pháp giáo dục liên tục được cải tiến nhằm đón đầu sự phát triển cũng như nhu cầu của xã hội, chú trọng cho sinh viên của trường phương pháp tư duy độc lập, tính năng động, tự chủ, đề cao việc trải nghiệm thực tiễn hơn lý thuyết.

Thêm vào đó là cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, giúp sinh viên của nhà trường có cơ hội được tiếp cận với những công nghệ mới. Chính những điều đó đã lý giải vì sao các trường này có mức học phí và sinh hoạt không nhỏ nhưng luôn thu hút lớn đối với học sinh, sinh viên Mỹ và sinh viên ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Hội thảo tuyển sinh du học Mỹ: Đại học Creighton University

Đại học Creighton University và Lewis & Clark College tổ chức hội thảo tuyển sinh lần lượt lúc 18h ngày 27/9 tại 31 C Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM và lúc 18h ngày 28/9 tại 12/172 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.

Tiếp nối chuỗi Triển lãm du học Mỹ, tổ chức giáo dục Mỹ AMVN Exchange – AECT tiếp tục tổ chức những buổi gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các đại diện tuyển sinh của các trường đại học tại Mỹ. Đây là dịp để tìm hiểu chi tiết, chính xác về thủ tục xin học, các bài thi đầu vào cần thiết cũng như những cơ hội nhận học bổng của các trường.


Mọi thông tin chi tiết và những thắc mắc cần được tư vấn xin vui lòng liên lạc:
 Địa chỉ: Số 14 – Tổ 42 – Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội.
 Điện thoại: 043.990.6260 – Hotline: 0936.128.126 – 0966.552.847.
 Email: vanphonggiasudhsphn@gmail.com
 Website: http://giasudhsphn.com

4 việc bạn nên làm tốt khi du học


Một thân một mình ở xứ người, chắc chắn bạn sẽ không thể nào sống tốt nếu thiếu những người bạn. Trong học tập cũng vậy, bạn cùng lớp, cùng nhóm sẽ là những người đồng hành cùng bạn trong suốt cả quá trình học “tha hương”
Ngoài “giắt lưng” một vốn ngoại ngữ dồi dào, bạn còn cần gì nữa nhỉ?

Tự thân vận động

Bước chân vào môi trường ngoại quốc, trước hết bạn cần nhanh chóng tạm biệt cách học có phần thụ động, an nhàn và làm quen với phương pháp “luôn tự học”. Ở nhiều trường, mỗi kỳ thường có ít môn nhưng khối lượng kiến thức rất nhiều, trên lớp thầy cô không giảng tất cả mọi thứ. Vì thế, bạn buộc phải tự giác và linh hoạt trong việc tiếp thu kiến thức, giải quyết một số lượng lớn các bài tập về nhà (problem sets), bài đọc (reading assignment), bài viết (papers), bài thuyết trình cũng như chuẩn bị cho các bài kiểm tra và kỳ thi.

tips du hoc

Để làm được điều đó, bạn cần dành nhiều thời gian để tìm tòi và nghiên cứu. Vào thư viện, lên internet tìm hiểu thông tin để viết bài, đọc những tài liệu tham khảo dài dằng dặc là chuyện chẳng có gì phải kêu ca đâu nhé!

“Dính” thầy cô

Ở trong nước, một lớp học thường có mấy chục, thậm chí hàng trăm học sinh nên sự quan tâm của giáo viên đối với từng học sinh rất hạn chế. Hơn nữa, học sinh luôn có thói quen nghĩ rằng: thầy cô chỉ đơn thuần là… thầy cô, nên vô tình giữa học trò và thầy cô luôn tồn tại một khoảng cách nhất định.

Tuy nhiên, ở nước ngoài số lượng học sinh cực ít trong một lớp học nên giáo viên rất quan tâm tới từng thành viên, đặc biệt là du học sinh. Vì thế, đừng ngần ngại tiếp xúc và trao đổi với thầy cô về tất cả những vấn đề gặp phải trong quá trình học. Thầy cô sẽ nhiệt tình giúp đỡ bạn, không chỉ trong học tập mà còn cả cuộc sống nữa đấy!

“Chăm” kết bạn

Một thân một mình ở xứ người, chắc chắn bạn sẽ không thể nào sống tốt nếu thiếu những người bạn. Trong học tập cũng vậy, bạn cùng lớp, cùng nhóm sẽ là những người đồng hành cùng bạn trong suốt cả quá trình học “tha hương”.

Chương trình học ở nước ngoài luôn coi trọng phương pháp làm việc nhóm (team work). Ở đó bạn và những người bạn bản địa hoặc quốc tế khác sẽ là một tập thể thống nhất để giải quyết các vấn đề bài học. Vì thế, bạn sẽ không thể học tốt được với phương pháp này nếu như cứ “thu lu” một chỗ, không chịu hòa đồng với bạn bè. Hơn nữa, hòa đồng với bạn bè còn giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp cực nhanh luôn.

tips du hoc

Tự tin mọi lúc

Đừng để những tự ti về khả năng ngoại ngữ không tốt hay bất cứ điều gì khác trở thành rào cản khi thể hiện bản thân. Một ví dụ nhỏ, bạn phải thuyết trình trước thầy cô và tập thể lớp cực kỳ thường xuyên, nếu không rèn luyện sự tự tin, bạn sẽ không thể hoàn thành tốt phần thuyết trình.

Tự tin còn giúp bạn năng tiếp xúc với thầy cô, bạn bè và gây ấn tượng tốt với tất cả mọi người, từ đó nhiều cơ hội bất ngờ mở ra mà chính bạn cũng không ngờ tới!

Bạn đã “gói ghém” đủ những tip trên để sẵn sàng đi du học chưa nào?

Hỗ trợ tài chính du học Mỹ


Xác suất xin học bổng loại này rất cao, ứng viên có thể làm tăng “sức nặng” của hồ sơ bằng những hoạt động ngoại khóa, xã hội, bởi phần lớn các trường ở Mỹ đánh giá cao yếu tố này.
Học phí và mức sinh hoạt đắt đỏ tại Mỹ đã khiến không ít sinh viên Việt Nam có ý định du học tại quốc gia này phải cân nhắc. Họ phải nỗ lực săn học bổng hoặc tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính để thực hiện ước mơ của mình.

Dồi dào học bổng Mỹ Cô Sandarshi Gunawardena, chuyên viên cao cấp quỹ học bổng Vietnam Education Foundation (VEF) cho biết, thông thường có ba loại hình cấp học bổng, tùy trường đại học áp dụng.

Hỗ trợ tài chính du học Mỹ: 3 loại hình thức cấp HỌC BỔNG

Hỗ trợ tài chính du học Mỹ: 3 loại hình thức cấp HỌC BỔNG

Loại thứ nhất là căn cứ trên kết quả học tập những năm trước, gọi là Need-based, sinh viên cần phải có học lực giỏi, điểm chuẩn hóa cao (SAT, GMAT...) cộng gia cảnh khó khăn và được sự xác nhận của nhà trường hoặc chính quyền địa phương.

Xác suất xin học bổng loại này rất cao, ứng viên có thể làm tăng “sức nặng” của hồ sơ bằng những hoạt động ngoại khóa, xã hội, bởi phần lớn các trường ở Mỹ đánh giá cao yếu tố này. Đây là hình thức dễ “săn” được học bổng giá trị cao, nhưng cũng không quá 50% mức học phí.


Loại thứ hai là mức hỗ trợ học bổng Meritbased, ngoài thành tích học tập xuất sắc còn dựa vào những năng khiếu đặc biệt về học thuật, nghệ thuật. Nhiều sinh viên quốc tế giành được học bổng nhờ khả năng đóng góp vào đội thể thao hay văn nghệ của trường.

Tuy vậy, mức học bổng này thường hỗ trợ rất thấp, thường dưới 5.000USD. Loại thứ ba là học bổng liên kết của chính phủ, dựa trên những cam kết hỗ trợ, đào tạo những ngành mới đang thiếu sinh viên, hoặc sinh viên các nước gửi đi tu nghiệp nước ngoài.


Theo cô Sandarshi Gunawardena, cần lưu ý là học bổng ngành luật hết sức khan hiếm và không khả thi, thường yêu cầu cao về điểm GMAT, ngay với học sinh bản xứ để giành được học bổng này còn là niềm mơ ước.

Các học bổng đào tạo đại học ít hơn rất nhiều so với các học bổng chương trình thạc sĩ, tiến sĩ. học bổng các ngành khoa học tự nhiên có nhiều sự lựa chọn hơn học bổng ngành khoa học xã hội.


Một trong những học bổng hiếm hoi của ngành khoa học xã hội là học bổng Fulbright, hỗ trợ các khóa đào tạo sinh viên Việt Nam từ năm 1992 đến nay hoặc chương trình VEF, học bổng học lấy bằng tiến sĩ hoặc thạc sĩ tại những trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ cho các ngành khoa học cơ bản, toán học, y tế, kỹ thuật và công nghệ...

Các ứng viên theo học chương trình về biến đổi khí hậu hay năng lượng hạt nhân sẽ được ưu tiên xét tuyển.

Học bổng VEF xét tuyển hằng năm theo một quy trình mở, minh bạch cạnh tranh qua 3 vòng nhằm tìm ra những ứng viên ưu tú, có năng lực, khả năng tiếng Anh, tiềm năng đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu của Việt Nam. Hồ sơ học bổng VEF được mở khoảng tháng 2 hằng năm.


“Bí kíp” bỏ túi “Nếu muốn được hỗ trợ tài chính, không nhất thiết phải chọn những trường dẫn đầu. Thay vào đó, chọn một trường mạnh về ngành mà mình định học, dù đó có thể là trường nhỏ”, cô Sandarshi Gunawardena tư vấn. Những trường tư thục với nguồn tài chính dồi dào thường có nguồn học bổng phong phú hơn so với các trường công.


Thường xuyên theo dõi trang web của trường mình đang hướng tới để nhận những thông tin hữu ích và không bỏ lỡ cơ hội học bổng. Khi chọn được trường, học sinh có thể liên lạc để biết chế độ cấp xét học bổng cho sinh viên quốc tế, cách thức nộp hồ sơ và những yêu cầu khác. T

Tiến sĩ Alan Clipperton, Đại học LeTourneau, cho biết, các sinh viên quốc tế phải chuẩn bị hồ sơ và bài luận từ rất sớm, trước 12 - 18 tháng để luôn trong tư thế sẵn sàng ứng cử vào học bổng mình mong muốn, không để vuột mất cơ hội đáng tiếc.


Theo tiến sĩ, việc tìm thông tin học bổng trên “google” là cách thức thiếu thông minh, vì những thông tin sẽ “nhiễu’’ và không khoanh vùng được đối tượng. Thông thường những học bổng này dành cho cả sinh viên bản xứ, lợi thế cạnh tranh của sinh viên quốc tế sẽ rất thấp.


Thay vào đó, chọn một số trang web và các tài liệu cho sinh viên quốc tế như: “Applying to college and university inUS”, “If youwant to study in theUS”, “International student handbook”, “Presenting yourself successfully to colleges”... là nguồn tham khảo hữu ích.


Ngoài học bổng, các trường quốc tế quan tâm và có chế độ hỗ trợ sinh viên quốc tế để giảm bớt những gánh nặng tài chính. Công việc làm thêm ở trường như trợ giảng, phụ giúp các giáo sư, làm bán thời gian ở thư viện...


Một tuần các sinh viên có thể làm thêm 20 giờ, vào các tuần nghỉ lễ thì thời gian có thể gấp đôi. Một lưu ý là công việc các bạn chỉ được làm ở trường, không được làm thêm bên ngoài vì ở Mỹ, điều này bị cấm.

“Hỗ trợ tài chính của trường khá ý nghĩa, giúp sinh viên tự trang trải thêm chi phí sinh hoạt vừa giúp các bạn tích lũy thêm kinh nghiệm hữu ích”, Phương Dung, du học sinh đang học Trường Babson, chia sẻ.

Những hậu quả do tham nhũng giáo dục gây nên

Hậu quả của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nghèo vì họ không có cơ hội được hưởng sự giáo dục hoặc nếu có thì sẽ là giáo dục chất lượng thấp, do vậy họ có rất ít cơ hội thoát khỏi đói nghèo.

Tham nhũng làm trì trệ nền giáo dục

TS. Mark Ashwill hiện là Giám đốc Điều hành của Capstone Việt Nam, một công ty về phát triển nguồn nhân lực có trụ sở ở HN và TP.HCM. Từ 2005-2009, ông là Giám đốc Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) ở Việt Nam. Trong chuyên đề bàn về "Thất vọng và kỳ vọng vào giáo dục Việt Nam", TS. Mark Ashwill đã chỉ ra rất nhiều kinh nghiệm quý báu để giáo dục Việt Nam có thể hòa nhập với các nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới.

- Thưa TS Mark Ashwill, là người có thời gian sống ở Việt Nam đã lâu, hiểu biết nhiều về giáo dục Việt Nam, hiện đang làm việc về phát triển nguồn nhân lực cũng như là cầu nối du học Mỹ cho nhiều bạn trẻ, ông có nhận xét tổng quan gì về những điểm thuận lợi và bất lợi của giáo dục Việt Nam?

TS Mark Ashwill: Thuận lợi của giáo dục Việt Nam là văn hóa coi trọng việc học hành, là sự đầu tư về thời gian và tiền bạc của cha mẹ cho con cái họ, là sự ham học hỏi và mong muốn của những bạn trẻ muốn phát triển tiềm năng của họ thông qua giáo dục và những hoạt động liên quan đến giáo dục.

Một vài bất lợi của giáo dục Việt Nam là lương giáo viên còn thấp và làm việc quá tải, cơ sở vật chất kém, bao gồm thư viện, các kỳ thi vào đại học đã lỗi thời, cũng như tốc độ tư nhân hóa nhanh của giáo dục đại học dẫn đến nhiều trường hợp thu lợi nhuận nhiều nhưng chất lượng thấp.

Những hậu quả do tham nhũng giáo dục gây nên, Kênh Tuyển Sinh, giao duc, tuyển sinh, du học mỹ, du học, trường quốc tế, Mark Ashwill, viện giáo dục quốc tế IIE

TS. Mark Ashwill hiện là Giám đốc Điều hành của Capstone Việt Nam

- Theo ông, Việt Nam cần làm gì để thoát ra khỏi tình trạng hiện nay?

TS Mark Ashwill: Việt Nam cần phải ưu tiên cải cách một số vấn đề cấp bách, chẳng hạn như trả lương hợp lý cho giáo viên phổ thông và giáo sư đại học.

Trong một điều tra gần đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - VIES, 526 giáo viên các bậc tiểu học, THCS, THPT từ 27 trường của 5 tỉnh được hỏi một câu đơn giản: “Nếu được quyết định lại một lần nữa, bạn có chọn nghề giáo không?”. Thật buồn nhưng cũng không ngạc nhiên khi 40,9% GV bậc tiểu học, 59% GV bậc THCS và 52,4% GV bậc THPT đã trả lời “không”.

Để tuyển được những giáo viên xuất sắc, có thể giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ tiến kịp với sự thay đổi của xã hội và nghề nghiệp thì mức lương bổng, chế độ và điều kiện làm việc cần phải hấp dẫn và mang tính cạnh tranh.

Một vấn đề nữa mà báo chí Việt Nam tốn khá nhiều giấy mực là tham nhũng trong giáo dục, với rất nhiều ví dụ về tham nhũng. Một bản báo cáo quốc tế về tính minh bạch đã xuất bản vài năm trước có tên là: “Tham nhũng trong giáo dục: Thủ phạm đánh cắp tương lai”, đã liệt kê ra 6 ảnh hưởng xấu của tham nhũng trong giáo dục. Theo tôi, trong đó có ba vấn đề nguy hiểm nhất:

1. Nếu những đứa trẻ tin rằng những nỗ lực và giá trị cá nhân không có giá trị gì và thành công đến từ mánh khóe, hối lộ thì cả nền tảng xã hội sẽ bị lung lay.

2. Tham nhũng trong giáo dục ảnh hưởng đến nhiều người hơn tham nhũng trong các lĩnh vực khác, ở cả nông thôn và thành thị.

3. Hậu quả của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nghèo vì họ không có cơ hội được hưởng sự giáo dục hoặc nếu có thì sẽ là giáo dục chất lượng thấp, do vậy họ có rất ít cơ hội thoát khỏi đói nghèo.
Nếu không có một hệ thống minh bạch thì điều đó sẽ còn tiếp diễn. Việt Nam sẽ khó phát triển nếu tham nhũng trong giáo dục vẫn hoành hành.

- Theo ông, điều kiện để cải cách giáo dục thành công ở Việt Nam là gì?

TS Mark Ashwill: Một số vấn đề có thể giải quyết bằng cách tăng tiền đầu tư cho giáo dục (như nâng lương giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất…), trong khi đó, một vài vấn đề khác có thể giải quyết bằng thay đổi chính sách và thực thi có hiệu quả. Với văn hóa hiếu học của người Việt và sự đổi mới này do chính phủ triển khai thì vấn đề còn lại là quyết tâm chính trị, sự cam kết và triển khai vào thực tế.

- Ông có biết cuộc cải cách giáo dục nào của Mỹ gần đây không, và người ta cải cách vấn đề gì?

TS Mark Ashwill: Theo tôi, hầu hết những xu hướng cải cách gần đây tại Mỹ đều không tích cực. Tôi có thể liệt kê một số ví dụ sau:

Thứ nhất là việc quá nhấn mạnh vào các kỳ thi chuẩn hóa và đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu. Với nhiều học sinh và giáo viên, điều này khiến cho họ ít có thời gian để khám phá những lĩnh vực mới và cho những cách học khác thú vị hơn, hấp dẫn hơn và sáng tạo hơn. Hệ thống giáo dục không nên quá chú trọng vào thi cử, kết quả và điểm số.

Một trong những nghịch lý cơ bản của hệ thống giáo dục Mỹ là cách mà các trường phổ thông được chi tài chính. Vì tài chính các trường lấy từ tiền thuế của địa phương nên nếu bạn khá giả và sống ở địa phương nào giàu có thì con cái bạn sẽ được học trường tốt hơn, còn nếu bạn sinh ra trong một gia đình thu nhập thấp hơn, bạn có thể phải sống trong khu vực có nguồn thuế thấp hơn và học ở trường kém chất lượng hơn.

Rõ ràng, có một sự không công bằng trong cách mà hệ thống được thiết lập. Ai giàu có thì sẽ có lợi về giáo dục còn ai nghèo khó thì phải thiệt thòi. Quy định về việc địa phương được quản lý giáo dục trong Hiến pháp Mỹ có thể có ý nghĩa ở thế kỷ 18 nhưng bây giờ thì không.

- Trong năm học 2010-2011, Việt Nam có 14.888 học sinh, sinh viên học tập tại Mỹ, tăng 14% so với năm trước đó. Việt Nam xếp hàng thứ 8 về lượng du học sinh đến học tại Mỹ. Theo ông, vì sao giáo dục Mỹ hấp dẫn với người Việt như vậy?

TS Mark Ashwill: Nếu nhìn vào tốp 10 nước có nhiều học sinh đến Mỹ du học nhiều nhất thì Việt Nam quả là nổi bật. Việt Nam xếp hạng thứ 8 về lượng học sinh du học đông nhất tại Mỹ nhưng chỉ đứng thứ 43 về GDP (nước gần nhất là Ả rập Xê út - xếp thứ 24). Điều này có nghĩa là Việt Nam đang đầu tư một lượng tiền khổng lồ vào du học so với chỉ số GDP. Năm ngoái, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, Việt Nam có trên 100.000 du học sinh, trong đó, 90% là tự túc về tài chính.

Vì sao nhiều du học sinh chọn học tập tại Mỹ? Bởi giáo dục Mỹ đã có tiếng về chất lượng, sự linh hoạt và đa dạng trong giáo dục đại học. Điều đặc biệt nữa là Mỹ số lượng trường lớn mà sinh viên có thể cân nhắc để lựa chọn (ví dụ: 60% du học sinh Việt Nam ở Mỹ bắt đầu việc học của mình tại một trường cao đẳng cộng đồng trước khi chuyển tiếp sang một trường đại học khác để hoàn thành bằng cử nhân.)

Học sinh Việt Nam và học sinh quốc tế có thể tham gia vào chương trình hoàn thành bằng trung học phổ thông để đồng thời lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và bằng hệ hai năm tại các trường cao đẳng cộng đồng, hầu hết ở bang Washington.

Giáo dục đại học ở Mỹ rất đắt đỏ, vì vậy bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách học tại các trường công và tư thục có cấp học bổng và hỗ trợ tài chính hoặc học tại một trường cao đẳng cộng đồng trong hai năm đầu tiên.

- Để giáo dục Việt Nam hòa nhập với giáo dục thế giới, Việt Nam cần phải làm gì, thưa ông?

TS Mark Ashwill: Tôi nghĩ Việt Nam tiến hành các thay đổi cần thiết như:

Thứ nhất, tích cực học hỏi các hệ thống giáo dục khác và xem những gì có thể áp dụng được tại Việt Nam, những gì không thể áp dụng được. Một điểm tôi thường hay tranh luận với nhiều người Việt và Mỹ là giáo dục nước ngoài có cả điểm mạnh và điểm yếu.

Thứ hai, tập trung vào việc bảo vệ người học bằng cách chỉ cho phép những cở sở giáo dục uy tín của nước ngoài liên kết với các trường đại học Việt Nam hay được hoạt động ở Việt Nam. (Thật không may là nhiều cơ sở giáo dục không được kiểm định đã vào thị trường Việt Nam và những cơ sở này có trụ sở tại Mỹ).

Thứ ba, bắt tay với các cơ sở giáo dục nước ngoài được kiểm định chính thức để phát triển mối quan hệ đôi bên cùng có lợi có liên quan đến hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, hợp tác giữa đại học và các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Cảm ơn ông về những chia sẻ này!

Khoá học trực tuyến từ 17 trường đại học hàng đầu thế giới


17 trường đại học hàng đầu của Mỹ và các quốc gia khác sẽ bắt đầu cung cấp những khóa học trực tuyến miễn phí thông qua công ty giáo dục trực tuyến Coursera.

HỌC TRỰC TUYẾN - ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

Thông báo của công ty này nhấn mạnh sự phát triển nhanh chóng của cái được gọi là MOOC (những khóa học trực tuyến mở khổng lồ) – một hình thức giảng dạy đang định hình lại tình hình giáo duc đại học.

Coursera – một công ty phi lợi nhuận được thành lập bởi 2 giáo sư khoa học máy tính của ĐH Stanford – sẽ cung cấp hơn 200 khóa học của 33 trường đại học. Tất cả người dùng có kết nối Internet đều có thể truy cập những khóa học này. Các quan chức cho hay khoảng 1,3 triệu sinh viên trên khắp thế giới đã đăng ký là thành viên của trang web này.

Khoá học trực tuyến từ 17 trường đại học hàng đầu thế giới

Khoá học trực tuyến từ 17 trường đại học hàng đầu thế giới

Các đối tác của Coursera gồm có các đại học: Brown, Columbia, Emory, Vanderbilt và Wesleyan cũng như trường Đại học Âm nhạc Berklee và Trường Y Mount Sina, đại học ở các quốc gia khác ngoài Mỹ gồm có: ĐH Hebrew, ĐH British Columbia, ĐH London, ĐH Melbourne, và ĐH Khoa học và Công nghệ Hồng Kông.

Có 5 trường công mới xuất hiện trong danh sách này là: ĐH Bang Ohio, ĐH Florida, ĐH Pittsburgh, ĐH Maryland và ĐH California.

“Khi những ranh giới và giới hạn bắt đầu biến mất trong giáo dục đại học, rõ ràng Coursera là một đối tác đầy triển vọng và chúng tôi mong được hợp tác với họ” – Hiệu trưởng ĐH Florida, ông Bernie Machen nói. Trong một báo cáo được công bố vào tuần trước, hãng định mức tín nhiệm Moody's Investors Service cho biết sự phát triển của học trực tuyến có thể giúp các trường đại học tham gia tạo ra doanh thu mới, tăng nhận thức thương hiệu và hoạt động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, các tác giả của Moody’s cảnh báo rằng những khóa học này có thể làm tổn thương các công ty giáo dục hoạt động vì lợi nhuận và các trường đại học phi lợi nhuận có thi tuyển sẽ giảm lượng sinh viên.

Học bổng Hoàng tử Andrew từ đại học Anh Quốc

Đại học Anh Quốc: Học bổng Hoàng tử Andrew nhằm mục đích hỗ trợ học sinh, sinh viên Việt Nam có được cơ hội học tập và phát triển trong môi trường đại học Anh quốc ngay tại Việt Nam.

Mùa tuyển sinh đại học 2012, thí sinh khối 12 có thêm một cơ hội để được vào thẳng Đại học Anh Quốc Việt Nam - British University Vietnam với Học bổng toàn phần mang tên Học bổng Hoàng tử Andrew trị giá lên tới trên 600 triệu đồng/suất.

Thông tin tuyển sinh: British Universtiy Vietnam (BUV) - Đại học Anh Quốc Việt Nam sẽ tổ chức buổi tư vấn vào ngày mai 25/4 trên báo điện tử Dân trí để hướng dẫn cụ thể cách thức đăng ký và tham dự Học bổng Hoàng tử Andrew trị giá trên 600 triệu đồng. Tham dự chương trình sẽ có khách mời:
Ông Christopher Jeffery - Giám đốc Học vụ  Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam - BUV). Và hai SV của BUV là:
Bạn Lê Vũ Ngọc Anh - cựu học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng, hiện đang học năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh Quốc tế cấp bằng ĐH Staffordshire.
Bạn Nguyễn Thanh Cường - cựu học sinh Trường THPT Quốc Học Huế, hiện đang học năm thứ nhất Quản trị Kinh doanh Quốc tế cấp bằng ĐH Staffordshire. Đây là 2 trong số các sinh viên Quán quân đã xuất sắc giành Học bổng toàn phần chương trình Học bổng Hoàng tử Andrew.

Đại học Anh Quốc
Ông Christopher Jeffery - Giám đốc Học vụ Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam - BUV).

Đại học Anh Quốc

Bạn Lê Vũ Ngọc Anh, cựu học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng, hiện là SV năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh Quốc tế cấp bằng Đại học Staffordshire.

Đại học Anh Quốc

Bạn Nguyễn Thanh Cường, cựu học sinh Trường THPT Quốc Học Huế, hiện là SV năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh Quốc tế cấp bằng Đại học Staffordshire.

Học bổng hoàng tử Andrew là học bổng toàn phần duy nhất mang tên thành viên Hoàng Gia Anh dành cho công dân Việt Nam tham gia khóa học Quản trị Kinh doanh Quốc tế và Quản trị Marketing được cấp bằng ĐH Staffordshire (Anh quốc) tại British University Vietnam (BUV) - Đại học Anh Quốc VN. Học bổng Hoàng tử Andrew thể hiện mối quan hệ tốt đẹp và sâu sắc giữa hai chính phủ Việt Nam và vương quốc Anh nhằm đem đến nhiều cơ hội học tập trong môi trường 100% Anh quốc ngay tại Việt Nam đối với học sinh trên cả nước.

Chương trình Học bổng Hoàng tử Andrew năm 2012 được công bố gồm 4 suất toàn phần, trị giá mỗi suất lên tới trên 600 triệu đồng, bao gồm toàn bộ học phí cho khóa học cử nhân, khóa dự bị đại học dành cho 4 sinh viên xuất sắc, thể hiện được thành tích học tập tốt cũng như hoài bão và tố chất lãnh đạo của mình.

Theo ông Christopher Jeffery - Giám đốc học vụ British University Vietnam - Đại Học Anh Quốc VN: “Học bổng Hoàng tử Andrew nhằm mục đích hỗ trợ học sinh, sinh viên Việt Nam có được cơ hội học tập và phát triển trong môi trường đại học Anh quốc ngay tại Việt Nam. Học bổng Hoàng tử Andrew sẽ là ngọn lửa truyền nhiệt huyết cho các em học sinh Việt Nam, bởi các em chính là những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước, và chính các em sẽ là người góp phần tạo nên sự khác biệt cho cộng đồng mà các em đang sống”.

Phụ huynh và học sinh có thể đặt câu hỏi để được giải đáp và tư vấn, bởi đại diện British University Vietnam (BUV) - Đại học Anh Quốc Việt Nam. Những kinh nghiệm quý giá trong suốt quá trình thi tuyển và xét duyệt học bổng danh giá này cũng sẽ được chia sẻ bởi các sinh vien Quán quân đã đạt danh hiệu này.

British University Vietnam - Đại học Anh Quốc VN (BUV)
193 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 04- 39747596
Fax: 04- 39747593
Email: info@britishuniversity.edu.vn

Giáo viên tiếng Anh “than thở” học nâng chuẩn


Thiếu thời gian cùng với tâm lý… đi học lại, không ít giáo viên tiếng Anh tại TPHCM khá e ngại tham gia vào chương trình bồi dưỡng để đạt đến trình độ B2 của khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu.

Thực hiện đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 và Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông chuyên nghiệp giai đoạn 2011 - 2020, Sở GD-ĐT TPHCM ưu tiên việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên (GV) tiếng Anh.
Ngành đã ký kết với hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ để bồi dưỡng tiếng Anh cho GV nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giảng dạy theo hướng chuẩn quốc tế. Mà cụ thể là GV Tiểu học và THCS phải đạt chứng chỉ Anh ngữ quốc tế FCE của ĐH Cambridge nhằm đạt chuẩn ngôn ngữ B2 của khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu. Các GV sẽ học bồi dưỡng trong khoảng 75 - 150 giờ tùy trình độ của mỗi người.
Giáo viên tiếng Anh “than thở” học nâng chuẩn
Nhiều GV tiếng Anh "thờ dài" khi tham gia bồi dưỡng "nâng cấp" trình độ Ngoại ngữ. (Ảnh chỉ mang tính minh họa. Trong ảnh: GV tiếng Anh tại TPHCM tìm hiểu tại tài liệu dạy học). 

Rõ ràng với trình độ tiếng Anh của GV còn nhiều bất cập như hiện nay, việc bồi dưỡng nâng chuẩn là cần thiết. Tuy nhiên, không ít GV than thở với việc học này vì gặp khá nhiều rắc rối. 
Nhiều GV bày tỏ khó khăn nhất là việc thu xếp thời gian để tham gia chương trình học một cách đều đặn (2 buổi/tuần). Nhất là khi họ vẫn phải lo công tác giảng dạy ở trường rồi quán xuyến việc gia đình. Ở nhiều trường, GV tiếng Anh phải dạy từ 28 - 30/tiết mỗi tuần, việc đi học gây nên xáo trộn lớn. Đi học nhưng GV lại khó đầu tư cho bài vở vì không có thời gian.
Tuy nhiên, điều ít người nói ra là họ mang suy nghĩ cho rằng mình đang phải… đi học lại. Chưa kể việc cuối kỳ bồi dưỡng phải trải qua kỳ thi chứng chỉ Anh ngữ quốc tế FCE của ĐH Cambridge nhằm đạt chuẩn ngôn ngữ B2 của khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu là điều thách thức với nhiều GV, nhất là các GV lớn tuổi, hạn chế khả năng tiếp nhận các kỹ năng mới. Tâm lý học lại, thi lại càng làm GV thêm nặng nề.
Bà Tôn Nữ Phương Thắm - Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng (Q. Gò Vấp, TPHCM) cho biết trường ký hợp đồng thêm với một GV tiếng Anh bên ngoài vào dạy để thu xếp cho GV tham gia nâng cao chuyên môn.
“Điều làm các cô thấy không thoải mái có thể xuất phát từ áp lực áp lực đi học và thi. Việc để GV vốn ít có điều kiện trau dồi chuyên môn lâu nay trải qua khóa ôn luyện mà thiếu tập trung, đầu tư vì vẫn phải lo dạy học nên để đạt trình độ theo chuẩn là rất khó”, bà Thắm thẳng thắn.
GV không nên quá áp lực
Cô Hồ Dương Châu - Tổ trưởng bộ môn Ngoại ngữ trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) cho hay, GV e ngại đi học trước hết là vì vấn đề về thời gian. Đi học về mà không có thể tập trung đầu tư cho bài vở là một điều rất đáng tiếc. Là nhà giáo đi học mà không thể lo bài vở đến nơi đến chốn nên GV ngại làm người dạy phiền lòng và khi không học bài có thể bị nhắc nhở này nọ. 
“Trước hết cần giảm tải giờ dạy cho GV, đồng thời có thể bố trí việc bồi dưỡng vào dịp hè để GV thuận tiện cho việc học. Vừa tránh lãng phí vừa giúp GV tự tin hơn khi đến lớp”, cô Châu nhấn mạnh.
Theo cô Châu, GV không nên đặt áp lực cho mình vì nếu thi chưa đạt chứng chỉ theo yêu cầu thì mình cũng đã có cơ hội trải qua khóa học nâng cao trình độ, qua đó biết được hạn chế của bản thân để khắc phục.
Không chỉ bồi dưỡng theo đợt, GV cần được nâng cao chuyên môn trong quá trình làm việc.
Không chỉ bồi dưỡng theo đợt, GV cần được nâng cao chuyên môn trong quá trình làm việc. 

Ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh việc dạy và học luôn là quá trình thay đổi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao để sao cho kiến thức ứng dụng được vào cuộc sống chứ không phải là kiến thức ở sách vở nên không thể có sự cố định. Nếu như trước phương pháp học Ngoại ngữ chủ yếu tập trung vào đọc - viết thì bây giờ xác định một cách khoa học tiếp xúc về ngôn ngữ hiệu quả phải theo quy trình nghe - nói - đọc - viết. Muốn dạy được học trò thì trước GV phải đạt điều này.
“Việc bồi dưỡng là điều kiện để GV cập nhật ở hai lĩnh vực gồm khả năng ngôn ngữ và phương pháp dạy học khoa học nhất. Qua đó, thầy cô sẽ tự tin trong việc giúp HS nâng cao khả năng Ngoại ngữ hơn. Vì thế GV không nên nghĩ rằng tại sao tôi đã được đào tạo ở trường Sư phạm mà giờ phải đi học lại”, ông Sơn nói.
 
“Trình độ GV tiếng Anh hiện nay xuất phát từ hai chiều. Không chỉ do việc đào tạo từ các trường Sư phạm mà còn do bị mai một trong quá trình làm việc - đây là lỗi từ phía nhà sử dụng. Lẽ ra việc nâng cao chuyên môn cho GV tiếng Anh là một quá trình phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình công tác. Còn khi thấy GV kém lại cho họ đi học theo đợt, liệu sau khóa học việc sử dụng GV tiếng Anh trong ngành giáo dục có thay đổi giúp họ nâng cao thường xuyên không, hay “mèo lại hoàn mèo”? - một GV tiếng Anh đã đạt chuẩn B2 bày tỏ, trình độ GV tiếng Anh
“Việc học tiếng Anh quan trọng nhất là phải phát triển kỹ năng đúng ngay từ đầu, nếu kỹ năng đã sai thì sau này thay đổi rất khó. Sự lệch chuẩn của thầy cô sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả thế hệ con em. Vì thế, GV phải là người tiên phong, trách nhiệm trong việc học hỏi, nâng cao kỹ năng, trình độ.” - ông Phạm Tấn Nghĩa, Chủ tịch Anh văn Hội Việt Mỹ