Tháng 12, bốn sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sẽ nhận bằng ĐH chỉ sau ba năm học tại trường. Bí quyết của các bạn là gì?
Tiết kiệm một năm

Cô SV quê Cẩm Mỹ, Đồng Nai
kể khi vào năm nhất, bạn chưa biết về tín chỉ và có thể ra trường trước
thời hạn. Khi nghe giảng viên nói SV tích lũy đủ tín chỉ sẽ được ra
trường sớm, Huệ quyết định thử sức. “Biết tôi ấp ủ dự định học ĐH trong
ba năm, anh của tôi đang học ĐH và bạn bè đều cho rằng tôi viển vông.
Nhưng sau khi tham khảo ý kiến từ thầy cô cố vấn học tập, cách lựa chọn,
đăng ký môn học, tôi đã lập kế hoạch học tập để đi đến mục tiêu của
mình” - Bích Huệ nhớ lại.
Để hoàn thành 135 tín chỉ
cho chương trình ĐH, Huệ cho biết mỗi học kỳ bạn đăng ký 25 tín chỉ.
Nghỉ hè, khi bạn bè cùng lớp về quê thăm gia đình thì Huệ ở lại trường
đăng ký học thêm.
Huệ cho biết: “Trước khi đến
lớp, tôi tranh thủ coi bài ở nhà và dành toàn bộ thời gian để nghe
giảng. Tôi thấy điều SV cần nhất ở giảng viên là kiến thức thực tế chứ
lý thuyết đã có trong sách rồi.
Chính những đề thi mở, đòi
hỏi SV phải tìm hiểu kiến thức từ thực tế đã cuốn hút tôi vào bài học
nên tôi luôn học một cách thoải mái nhất”.
Sau hai năm rưỡi “vừa học
vừa chơi”, vừa đi dạy kèm, tham gia câu lạc bộ phát thanh... Huệ đã hoàn
thành chương trình ĐH. Sáu tháng sau đó, Huệ làm khóa luận tốt nghiệp
và ra trường. “Tôi đã lên kế hoạch học tập cụ thể cho mình và nay đã
tiết kiệm được một năm học. Tôi có thể đi làm sớm và thực hiện tiếp
những dự định khác” - Huệ nói.
Kết hợp nhiều yếu tố

Học nhiều hơn bình thường,
Vũ còn đi làm bảo vệ buổi tối trong dịp hè để trang trải việc học. Vừa
học vừa làm nhưng Vũ đã tốt nghiệp loại giỏi và luận văn tốt nghiệp của
bạn đạt 8,7 điểm. Chàng SV quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi cho biết: “Học kỳ
đầu tiên mình đăng ký 16 tín chỉ, thấy còn dư nhiều thời gian nên đăng
ký lên 19, rồi 25 tín chỉ.
Ở năm nhất, năm hai việc học
vẫn nhẹ nhàng nhưng cực nhất là năm ba. Nhiều môn học mà môn nào cũng
làm tiểu luận nên nhiều đêm phải thức trắng làm cho kịp”. Theo Vũ, khi
quyết định học vượt, SV phải xác định năng lực học tập, quỹ thời gian
của mình xem có theo nổi hay không. “Quan trọng nhất là phải có động lực
để cố gắng” - Vũ kết luận.

“Phải có kế hoạch học tập
ngay từ đầu thì mới có thể hoàn thành việc học trước thời hạn - Lanh nói
- Ngoài ra, cần phải có sự tư vấn thêm từ thầy cô, cố vấn học tập. Học
vượt phải đi học, thực tập với anh chị khóa trên. Phải làm việc nhóm
thường xuyên với lớp mới nên nhiều khi có những xung đột rất khó hòa
giải”.
Theo Lanh, khó khăn lớn nhất
là sắp xếp thời gian hợp lý để có thể học tốt. Bạn nói thêm: “Dù đã
chuẩn bị kỹ kiến thức cơ bản để vào chuyên ngành nhưng đôi khi vẫn bị
quên, phải tìm tài liệu xem lại.
Vào lớp, mình thường xuyên
“xí” chỗ ngồi đầu bàn để chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Buổi sáng
mình đến trường học đến khi nào thư viện đóng cửa mới về. Mùa hè mình
cũng ở lại trường để học thêm”. Ngoài giờ học, Lanh còn tranh thủ đi
phục vụ suất ăn công nghiệp để kiếm tiền trang trải việc học.
Được tốt nghiệp khi tích lũy đủ học phần
Quy
chế 43 về đào tạo theo học chế tín chỉ của Bộ GD-ĐT quy định: “Điều
kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp khi SV tích lũy đủ số học phần
quy định cho chương trình đào tạo với: khối lượng không dưới 180 tín
chỉ đối với khóa đại học 6 năm, 150 tín chỉ đối với khóa đại học 5 năm,
120 tín chỉ đối với khóa đại học 4 năm.
Hiệu
trưởng quy định cụ thể khối lượng kiến thức tối thiểu cho từng chương
trình được triển khai đào tạo trong phạm vi trường mình”. Theo đó, tùy
theo sức học của mình, SV có thể đăng ký học vượt để tốt nghiệp trước
thời hạn.
|
Tạo điều kiện cho SV giỏi
TS Trần Đình Lý - trưởng
phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho rằng đào tạo theo học chế
tín chỉ thể hiện sự phân hóa rất cao trong SV, tạo cơ hội cho SV giỏi
thể hiện và khẳng định năng lực của họ.
Số SV học vượt trong thời gian 3-3,5 năm tại trường nhiều hơn trước nhưng đồng thời số SV bị buộc thôi học cũng không ít.
Chính từ sự phân hóa ấy, TS
Lý cho rằng SV phải biết lượng sức mình, đưa ra kế hoạch học tập toàn
khóa học và lên kế hoạch học vượt.
Trong khi đó, TS Nguyễn Kim
Quang - Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - lưu ý SV học vượt
phải học nhiều môn trong mỗi học kỳ so với bình thường nên đòi hỏi SV
phải thật sự có năng lực.
Với SV có sức học trung
bình, nếu đăng ký học vượt sẽ gặp nhiều khó khăn và kết quả có thể không
cao. “SV cần cân nhắc xác định tốc độ học tập của mình. Nếu không có
nhu cầu ra trường sớm thì không nên chọn việc học với tốc độ cao vì rất
dễ đuối sức và sẽ không hoàn thành tốt kế hoạch học tập. Ngược lại những
SV giỏi cần được khuyến khích học vượt để họ đạt được trình độ cao ở
lứa tuổi còn trẻ...” - TS Quang nói.
Theo Trần Huỳnh - Hà Bình
Tuổi Trẻ